Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020


Bảng 2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010



Download 0,72 Mb.
bet2/5
Sana25.06.2017
Hajmi0,72 Mb.
#15629
1   2   3   4   5

Bảng 2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010

Đơn vị: Ha



TT

Loại đất, loại rừng

Tổng diện tích

Cơ cấu (%)




TỔNG DIỆN TÍCH T.N

638.389,59

100,0

A

Đất nông nghiệp

503.865,74

78,9

I

Đất sản xuất nông nghiệp

86.111,25

13,5

II

Đất lâm nghiệp

417.754,49

65,4

1

Đất có rừng

327.755,12

51,3

2

Đất chưa có rừng

89.999,37

14,1

B

Đất phi nông nghiệp

35.044,56

5,5

C

Đất chưa sử dụng

99.479,29

15,6

Nguồn: Kết quả thống kê, kiểm kê diện tích đất - Sở TNMT Lào Cai, năm 2010

- Lào Cai có tổng diện tích tự nhiên 638.389,59 ha, diện tích quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp 417.754,49 ha chiếm 65,4 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

+ Đất có rừng: 327.755,12 ha chiếm 51,3% diện tích tự nhiên;

+ Đất chưa có rừng: 89.999,37 ha chiếm 14,1% diện tích tự nhiên;

5.2. Hiện trạng sử dụng đất Lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng

- Căn cứ Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.

- Căn cứ Kết quả rà soát và quy hoạch lại 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai

- Định hướng quy hoạch sử dụng đất của tỉnh giai đoạn 2010 – 2015.

- Từ những căn cứ nêu trên, diện tích đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng như sau:

Bảng 3: HIỆN TRẠNG ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO 3 LOẠI RỪNG

Đơn vị: Ha



Loại đất, loại rừng

Tổng

Phân theo 3 loại rừng 

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

DT đất lâm nghiệp

417.754,49

46.069,41

169.878,97

201.806,11

1. Đất có rừng

327.755,12

44.808,74

148.074,89

134.871,49

- Rừng tự nhiên

258.450,12

44.274,29

133.102,84

81.072,99

- Rừng trồng

69.305,00

534,45

14.972,05

53.798,50

2. Đất chưa có rừng

89.999,37

1.260,67

21.804,08

66.934,62

(Chi tiết xem biểu 01/HT)

Nguồn: Số liệu theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, năm 2010

Số liệu bảng trên cho thấy tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai là 417.754,49 ha, trong đó:

* Rừng đặc dụng: 46.069,41 ha, trong đó:

- Đất có rừng: 44.808,74 ha;

- Đất chưa có rừng: 1.260,67 ha

* Rừng phòng hộ: 169.878,97 ha, trong đó:

- Đất có rừng: 148.074,89 ha

- Đất chưa có rừng: 21.804,08 ha

* Rừng sản xuất có 201.806,11 ha, trong đó:

- Đất có rừng: 134.871,89 ha

- Đất chưa có rừng: 66.934,62 ha

Phần lớn diện tích rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh là sản xuất gỗ nhỏ và gỗ nguyên liệu phục vụ cho xây dựng cơ bản, nguyên liệu chế biến bột giấy, ván bóc, ván ghép thanh... và một phần dùng trong đóng đồ mộc dân dụng phục vụ đời sống dân sinh. Tuy nhiên, do những khó khăn nhất định về nhận thức và nguồn vốn đầu tư, thị trường sản phẩm nên việc phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ còn khó khăn và tốc độ tăng trưởng chậm, chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của các loài cây.

5.3. Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý

Bảng 4: HIỆN TRẠNG ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO CHỦ QUẢN LÝ

Đơn vị: Ha



Loại đất, loại rừng

Tổng

Phân theo chủ quản lý

BQL rừng đặc dụng

BQL rừng PH

DNNN

HGĐ

UBND và CQL khác

DT đất LN

417.754,49

46.069,41

144.045,92

29.017,30

81.256,96

117.364,90

I.Đất có rừng

327.755,12

44.808,74

134.088,73

26.225,39

54.628,79

68.003,47

1.Rừng tự nhiên

258.450,12

44.274,29

114.242,90

20.075,14

17.669,70

62.188,09

2.Rừng trồng

69.305,00

534,45

19.845,83

6.150,25

36.959,09

5.815,38

II.Đất chưa có rừng

89.999,37

1.260,67

9.957,19

2.791,91

26.628,17

49.361,43

(Chi tiết xem biểu 02/HT)

Nguồn: Số liệu theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, năm 2010

Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được quy hoạch cho các chủ rừng quản lý để tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng, cụ thể như sau:

+ Doanh nghiệp nhà nước (Công ty lâm nghiệp Bảo Yên, Văn Bàn và công ty cổ phần lâm nghiệp Bảo Thắng) quản lý 29.017,30 ha

+ Ban quản lý rừng phòng hộ các huyện, thành phố quản lý: 144.045,92 ha

+ Ban quản lý rừng đặc dụng (Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Khu BTTN Văn Bàn) quản lý 46.069,41 ha.

+ Hộ gia đình, cá nhân quản lý: 81.256,96 ha.

+ UBND xã và các chủ rừng khác quản lý: 117.364,90 ha.

(Theo Quyết định số 443/QĐ-UBND ngày 28/02/2011 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt cơ sở dữ liệu theo dõi diến biến rừng và đất lâm nghiệp năm 2010)



Đánh giá chung về hiện trạng đất lâm nghiệp

- Những năm gần đây, công tác bảo vệ và phát triển rừng đã đạt được kết quả quan trọng, giá trị và chất lượng của rừng được nâng cao, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tăng cường vai trò chức năng phòng hộ môi trường, bảo vệ đất, chống xói mòn; hạn chế thiệt hại do thiên tai và lũ bão gây ra; bảo vệ nguồn sinh thuỷ đầu mối các công trình thuỷ lợi; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh.

- Rừng sản xuất đã từng bước phát triển các vùng nguyên liệu để đáp ứng yêu cầu chế biến, tiêu thụ sản phẩm và tạo thành vùng hàng hoá tập trung; tỉnh đã tập trung vào việc đưa các loài cây trồng mới có năng suất cao, đẩy nhanh việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh vào sản suất nên năng suất rừng từng bước được nâng cao, điển hình có các loài cây (Keo, Bạch đàn...) đã cho năng suất đạt 80 - 100 m3/ha/chu kỳ kinh doanh;

- Công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp ngày càng được quan tâm, rừng và đất rừng đã được giao cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình kinh doanh và sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Vì vậy đã thu hút được nhiều các thành phần kinh tế trong nước đầu tư nguồn vốn để bảo vệ và phát triển rừng.

II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Dân số, dân tộc và lao động



1.1. Dân số, dân tộc

Bảng 5: BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ CÁC NĂM TỈNH LÀO CAI

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Huyện, Thành phố

Tổng số dân toàn tỉnh

585.620

594.900

604.888

615.620

625.810

Thành phố Lào Cai

91.762

94.592

97.156

98.527

101.200

Huyện Bát Xát

65.940

67.580

68.912

70.116

71.100

Huyện Mường Khương

49.338

50.106

51.049

52.235

53.300

Huyện Si Ma Cai

28.020

29.150

30.216

31.375

31.850

Huyện Bắc Hà

50.981

51.808

52.666

53.676

54.500

Huyện Bảo Thắng

102.630

101.180

100.218

100.292

101.220

Huyện Bảo Yên

75.580

75.790

76.068

76.512

77.300

Huyện Sa Pa

45.339

47.694

50.504

53.580

55.380

Huyện Văn Bàn

76.030

77.000

78.099

79.307

79.960

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0/00

18,5

18,6

18,4

17,9

16,9

Mật độ dân số (người/km2)

92

93

95

96

98

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2010

Theo niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2010, dân số của tỉnh là 625.810 người, có 25 dân tộc cùng chung sống; trong đó, dân tộc kinh chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là dân tộc H’Mông, Tày, Dao, Thái, Nùng, Giáy, Phù Lá, Mường, Hà Nhì, La Chí,... Mật độ dân số bình quân 98 người/km2. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 16,90/00.

1.2. Lao động

- Tổng số lao động trên địa bàn tỉnh là 317.031 người, chiếm 51% tổng dân số, trong đó lao động nông - lâm nghiệp là 232.425 người chiếm 73,3% tỷ lệ lao động; còn lại là lao động của các ngành khác 84.606 người chiếm 26,7%.

- Lao động nông-lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng đang có xu hướng giảm. Nhìn chung nguồn nhân lực trong tỉnh khá dồi dào, nhân dân cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

2. Tình hình sản xuất và đời sống

2.1. Tăng trưởng kinh tế

Bảng 6: TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ


TT

Hạng mục

Đơn vị

Năm 2010

1

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

%

13

2

Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành)

Tỷ đồng

20.531,3

3

Cơ cấu giá trị sản xuất

%

100

-

Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản

%

20,7

-

Công nghiệp - Xây dựng

%

53,5

-

Thương mại - Dịch vụ

%

25,8

4

Thu nhập bình quân đầu người

Triệu đồng

16

5

Tổng thu ngân sách nhà nước

Tỷ đồng

2.100

6

Tổng thu ngân sách địa phương

Tỷ đồng

5.517

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai năm 2010

- Trong những năm qua, nền kinh tế tỉnh Lào Cai có bước phát triển khá, tổng giá trị sản xuất của tỉnh (theo giá hiện hành) là 20.531,3 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng/năm. Với sự phát triển kinh tế của tỉnh như trên, góp phần tăng năng lực vốn đầu tư cho phát triển kinh tế cuả tỉnh

2.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tỉnh Lào Cai đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực giảm dần tỷ trọng kinh tế nông-lâm nghiệp, tăng nhanh kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế các ngành như sau:



Bảng 7: TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH

Năm

Nông – Lâm - Thuỷ sản (%)

Công nghiệp - xây dựng (%)

TM- Dịch vụ (%)

2005

26,0

42,1

31,9

2010

20,7

53,5

25,8

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2010

Qua số liệu trên cho thấy cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm, thuỷ sản đang giảm dần, chuyển sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Đây là chiều hướng tích cực và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

2.3. Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp

2.3.1. Sản xuất nông nghỉệp

Nhóm ngành nông-lâm nghiệp có thế mạnh lớn đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, tỷ trọng trong nội bộ ngành chưa có sự chuyển biến đáng kể. Năm 2010 ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 83,25%.



Bảng 8: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN NĂM 2010

Chỉ tiêu

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Tổng số

4.022,72

100,0

- Nông nghiệp

3.348,85

83,25

- Lâm nghiệp

561,97

13,97

- Thủy sản

111,90

2,78

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2010

a) Trồng trọt: Đã được chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống mới có năng suất chất lượng cao, đảm bảo lương thực cho nhân dân. Theo số liệu thống kê năm 2010 toàn tỉnh đã gieo trồng cả năm đạt 61.013 ha, năng suất lúa đạt 42,37 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt: 227,6 nghìn tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 360 kg/người/năm.

Các cây trồng khác: Cây thuốc lá phát triển mạnh, diện tích đạt 838,6 ha, sản lượng đạt 1.351 tấn. Cây chè diện tích trồng mới 255 ha. Cây cao su diện tích trồng mới 130 ha đại điền và 305 ha tiểu điền, cây sinh trưởng và phát triển tốt.



b) Chăn nuôi: Với hơn 2/3 diện tích tự nhiên là đồi núi, diện tích đất trống, đồi núi trọc còn khá lớn, đây là điều kiện thuận lợi để Lào Cai phát triển mạnh ngành chăn nuôi vốn là thế mạnh của tỉnh với các loại vật nuôi đặc thù như: Trâu, Ngựa, Bò, Dê, ... Kết quả đạt được của ngành chăn nuôi năm 2010 như sau: Đàn trâu: 131.028 con; Đàn bò: 28.873 con; Đàn lợn: 407.496 con; Ngựa: 13.343; Dê: 27.850 con. Tổng đàn gia cầm là 2.7110 con.

Trong những năm tới Lào Cai tập trung phát triển toàn diện để đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất theo hướng trang trại quy mô lớn, gắn với việc quy hoạch các đồng cỏ tại các vùng miền núi để chủ động thức ăn.



2.3.2. Sản xuất lâm nghiệp

- Diện tích đất có rừng của tỉnh đạt hơn 327 nghìn ha, độ che phủ của rừng hơn 50%, Trong đó rừng tự nhiên 258 nghìn ha, rừng trồng 69 nghìn ha. Rừng của Lào Cai là một thế mạnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và cải tạo môi trường sinh thái. Song tỷ trọng GDP của ngành lâm nghiệp so với các ngành kinh tế khác còn thấp, chỉ chiếm 13,97% GDP của ngành. Điều đó cho thấy ngành lâm nghiệp chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh.

- Năm 2010 triển khai trồng mới được 9.586 ha, bằng 100% kế hoạch, đây là năm thực hiện trồng rừng với diện tích lớn nhất từ trước đến nay. Diễn biến cháy rừng: Đã xảy ra cháy rừng làm thiệt hại 797 ha trong đó (rừng tự nhiên 763 ha, rừng trồng 34ha).

- Trong những năm tới cần tập trung triển khai công tác trồng rừng, tăng cường công tác phòng chống phá rừng, củng cố lực lượng bảo vệ rừng, rà soát lại việc giao rừng theo hướng chuyển giao cho hộ gia đình và cộng đồng để nâng cao thu nhập cho nông dân, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, giữ độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh đạt trên 44%.



2.3.3.Thủy sản

Nhằm khai thác tiềm năng mặt nước để phát triển thủy sản, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 1.627 ha, sản lượng 2.790 tấn. Kết quả này đã góp phần tăng giá trị sản xuất lĩnh vực thủy sản, mở ra hướng phát triển mới về kinh tế, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

2.4. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

2.4.1. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Tiếp tục tăng trưởng cao, phát huy tiềm năng, lợi thế của một tỉnh giàu về tài nguyên khoáng sản như: Apatít, tinh quặng đồng, sắt, cao lanh... và các sản phẩm được chế biến từ nông lâm sản; giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 2.072 tỷ đồng. Các công trình thuỷ điện đang được đẩy nhanh tiến độ đầu tư; đến nay đã có 36 đơn vị đầu tư xây dựng 56 dự án thuỷ điện với tổng công suất 778,3 MW, tổng vốn đầu tư 14,2 nghìn tỷ đồng và đã có 10 nhà máy đi vào hoạt động với công suất trên 40 MW... Xây dựng cơ bản có bước chuyển biến và tăng trưởng nhanh hơn năm 2009.



2.4.2. Dịch vụ và du lịch

Lào Cai là một vùng đất mang trong mình sức hấp dẫn lạ kỳ của thiên nhiên, đất trời và con người. Du lịch Lào Cai hội tụ đủ điều kiện để phát huy đa dạng các loại hình như: Du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tham quan, du lịch thể thao, du lịch nghiên cứu khoa học... Việc phát huy những tiềm năng, thế mạnh sẵn có đang dành được sự quan tâm đặc biệt của các cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

+ Hoạt động thương mại là ngành có vị trí quan trọng của tỉnh, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ trong tỉnh khá cao. Giá trị sản xuất đạt 5.550 tỷ đồng tăng 24,5%.

+ Hoạt động du lịch phát triển: Năm 2010 tổng lượng khách du lịch đạt 892.000 lựợt khách bằng 109% kế hoạch tăng 28%. Doanh thu từ du lịch đạt 824 tỷ đồng tăng 61%.

+ Dịch vụ vận tải phát triển mạnh, đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại và giao thương của nhân dân, doanh thu vận tải đạt 382 tỷ đồng tăng 44%.

3. Thực trạng cơ sở hạ tầng

3.1. Hệ thống giao thông

Lào Cai có mạng lưới giao thông vận tải khá thuận lợi, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường sông. Nhưng hiện đang xuống cấp và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, cần phải đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông cũ và mở mới các tuyến giao thông trọng điểm.

Với 184,08 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam-Trung Quốc, Lào Cai là một trong những đầu mối giao thông quan trọng phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm nhiệm được vai trò cầu nối của cả nước với vùng Tây Nam - Trung Quốc rộng lớn.

- Đường bộ: Có 4 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4D, 4E.279.70)  với tổng chiều dài trên 400 km; 8 tuyến tỉnh lộ với gần 300 km và gần 1.000 km đường liên xã, liên thôn. Mạng lưới giao thông phân bố rộng khắp và khá đông đều trên địa bàn các huyện, thị đảm bảo giao thông thuận lợi.

+ Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai phía hữu ngạn sông Hồng đang được triển khai xây dựng, theo tiến độ đến 2012 hoàn thành đi vào khai thác, với chiều dài 264km, điềm nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu giai đoạn 1 qua cầu đường bộ biên giới khu Thương mại – Công nghiệp Kim Thành (Lào Cai); Dự án sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Đây là công trình trọng điểm quốc gia nằm trong chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mêkông (GMS).

+ Tính đến năm 2010, Lào Cai đã có đường ô tô đến trung tâm tất cả các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh. 

- Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm. Theo kế hoạch năm 2009 tuyến đường này sẽ được cải tạo nâng cấp, sử dụng vốn của ADB, hoàn thành vào năm 2011. Ngoài ra còn có đường sắt nối từ Phố Lu vào mỏ Apatít Cam Đường và một nhánh từ Xuân Giao đi Nhà máy Tuyển quặng Tằng Loỏng, với tổng chiều dài 58 km, theo thiết kế có 50 đôi tàu/ngày đêm.

- Đường sông: Có sông Hồng và sông Chảy chạy dọc tỉnh, tạo thành một hệ thống giao thông đường thuỷ liên hoàn. Đường sông Lào Cai chưa thực sự phát triển mạnh mặc dù trên địa bàn tỉnh có rất nhiều sông lớn như sông Hồng dài 130 km (trong đó nội địa có 75 km và chung biên giới với Trung Quốc khoảng 55 km). Tuy nhiên do có nhiều ghềnh thác chưa được chỉnh trị nên khả năng vận tải còn hạn chế.

Trong lĩnh vực giao thông đối ngoại ngành giao thông vận tải Lào Cai đã có quan hệ chặt chẽ với ngành giao thông Vân Nam - Trung Quốc. Những năm qua, hai bên thường xuyên trao đổi các vấn đề liên quan đến giao thông giữa hai nước như: xây dựng các cầu qua sông biên giới hai nước, thực hiện tốt Hiệp định vận tải đã ký kết...  

3.2.Hệ thống điện

Lào Cai có hệ thống điện lưới đồng bộ, đến nay đã có 158 xã được sử dụng điện  lưới quốc gia. Có 9/9 huyện, thành phố; 164 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia, 75% hộ dân được sử dụng điện lưới. Tiềm năng thuỷ điện của Lào Cai khoảng 11.000MW; đã cho phép đầu tư 68 công trình với tổng công suất 889MW, dự kiến đến 2010 sẽ phát điện khoảng 700MW. Ngoài ra từ năm 2006, ngành Điện lực Việt Nam đã hoàn thành đấu nối đường dây 220 KV Yên Bái – Lào Cai – Hà Khẩu để nhập khẩu điện từ Vân Nam (Trung Quốc) với nhu cầu sản lượng khoản 300MW đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về điện cho sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư trước mắt cũng như lâu dài. 

3.3. Hệ thống nước sinh hoạt

Trong những năm qua Lào Cai tập trung vào chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện tại đã có hệ thống cấp nước sạch tại thành phố Lào Cai và hầu hết các huyện, cùng với hệ thống giếng khoan. Ngoài ra các hộ dân vùng cao chủ yếu sử dụng nước sinh hoạt theo hình thức hệ tự chảy quy mô nhỏ lấy nước từ các khe, mạch đùn có xử lý lắng lọc đơn giản.

3.4. Hệ thống thủy lợi

Toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cho 300 công trình, phục vụ cho khoảng 7 nghìn ha đất canh tác. Trong đó năng lực mới tăng 5 nghìn ha (diện tích chưa được đầu tư thủy lợi) và năng lực ổn định 2 nghìn ha (diện tích có thủy lợi nhưng chưa đồng bộ). Trước hết là tập trung cải tạo nâng cấp các công trình phục vụ diện tích lớn, suất đầu tư nhỏ. Các công trình chủ yếu được thiết kế đầu tư kiên cố theo hình thức đập dâng, kênh dẫn.

4. Thực trạng văn hóa xã hội

4.1.Thông tin liên lạc

- Mạng bưu chính viễn thông đã được mở rộng đến trung tâm các huyện, thị trấn, các xã trong tỉnh với 176,6 nghìn thuê bao điện thoại, bình quân đạt 29 máy/100 dân; 9/9 huyện, thành phố được phủ sóng di động.

- Do sự phát triển mạnh của ngành Bưu chính Viễn thông nên các xã trong địa bàn vùng dự án đã có điện thoại hoà mạng quốc gia, thông tin liên lạc đã được thông suốt tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của nhân dân trong khu vực.

4.2.Giáo dục - đào tạo

- Hệ thống trường trung học cơ sở đã hình thành ở tất cả các xã trong tỉnh. Vì vậy sự nghiệp giáo dục tiếp tục được củng cố và phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng, 100% số xã có trường học được xây dựng kiên cố, cơ sở vật chất cho dạy và học tương đối tốt.

- Theo số liệu thống kê năm 2010 toàn tỉnh có 184 trong đó (171 trường công lập và 13 trường ngoài công lập). Năm học 2009 - 2010 số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh có 458 trường với 3.941 phòng học; trung học cơ sở có 195 trường với 1.754 phòng học và trung học phổ thông có 27 trường với 451 phòng học ở tất cả các xã, huyện, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh.

- Về chất lượng giáo viên: Nhìn chung chất lượng giáo viên ngày càng tăng, số lượng giáo viên tham gia dự thi và trở thành giáo viên dạy giỏi ở các cấp tăng rõ rệt, trình độ giáo viên ngày càng được tăng cao, thông qua công tác đào tạo, tự đào tạo và tuyển dụng thêm hàng ngũ giáo viên đã được đào tạo chính quy ở các trường đại học và cao đẳng trong cả nước. Năm học 2010 - 2011 số giáo viên cấp tiểu học có 9.254 giáo viên; cấp trung học cơ sở có 3.483 giáo viên; cấp trung học phổ thông có 1.011 giáo viên.

Nhìn chung cơ sở vật chất của ngành đã được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển từ giáo dục phổ thông đến nội trú. Hệ thống trường lớp bậc tiểu học đã mở đến thôn bản. Tuy nhiên cơ sở vật chất ở vùng cao, xa thiếu thiết bị dạy học và vẫn còn hiện tượng học sinh bỏ học dẫn đến chất lượng của học sinh chưa cao.

4.3.Y tế

Mạng lưới y tế với các tuyến tỉnh, huyện, xã đã hình thành và hoạt động tốt. Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế của ngành đang dần được cải thiện góp phần khám chữa bệnh cho nhân dân. Đến năm 2010, toàn tỉnh có 12 bệnh viện với 1.125 giường bệnh; 93 phòng khám đa khoa khu vực với 360 giường bệnh; 164 trạm y tế xã phường với 820 giường bệnh.

Tuy nhiên trang thiết bị còn thiếu thốn, cơ sở vật chất và nguồn lực con người còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các chương trình, mục tiêu về y tế quốc gia và công tác phòng chống dịch bệnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ y tế còn nhiều hạn chế nên kết quả khám chữa bệnh còn thấp.

4.4.Văn hóa thể thao

Hoạt động văn hóa, thông tin thường xuyên được duy trì, phục vụ tích cực nhiệm vụ chính trị của địa phương, đồng thời từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân. Các cơ sở thư viện, nhà văn hóa, bảo tàng, sân vận động hiện có đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền đường lối của Đảng, giáo dục lòng yêu nước và giữ gìn bản sắc dân tộc. Đến năm 2010, toàn tỉnh có 1 nhà văn hóa trung tâm, 1 nhà thiếu nhi tỉnh, 9 nhà văn hóa huyện, 1 thư viện tỉnh, 9 thư viện huyện.

- Nhìn chung các hoạt động văn hóa thể thao thường xuyên tuyên truyền kỷ niệm và chào mừng các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh. Phong trào thể thao quần chúng được duy trì thường xuyên, thể thao thành tích cao đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.

5. Quốc phòng – An ninh và đối ngoại

Quốc phòng tiếp tục được củng cố và giữ vững, an ninh biên giới ổn định. Trật tự an toàn xã hội đảm bảo, hoạt động đối ngoại tiếp tục được mở rộng, quan hệ hợp tác với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc ngày càng vững mạnh. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên luôn được tăng cường, việc chấp hành luật nghĩa vụ quân sự thực hiện tốt. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật củng cố phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trên địa bàn được thực hiện nghiêm minh.

6. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, KT-XH tác động đến dự án.

6.1. Thuận lợi

- Với vị trí địa lý cửa ngõ thông thương với nước bạn Trung Quốc qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai và nằm trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

- Là tỉnh giàu tiềm năng, trong đó phải kể đến tiềm năng đất đai, đây là lợi thế để tỉnh phát triển tập đoàn các loài cây trồng tập trung trên quy mô lớn.

- Qua kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, có thể thấy tiềm năng đất Lâm nghiệp còn lớn. Các chuẩn hóa về điều kiện đất đai, khí hậu thủy văn đều cho thấy sự phù hợp để phát triển cây cao su có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Vùng dự án quy hoạch trồng cao su có đường giao thông đi lại thuận tiện đảm bảo cho việc trồng, chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch sản phẩm.

- Một số tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới trong sản xuất đã được người dân tiếp cận và áp dụng.

- Lực lượng lao động dồi dào, người dân cần cù chịu khó, có kinh nghiệm sử dụng và canh tác trên đất dốc lâu đời; sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HDND tỉnh, UBND tỉnh đã phát huy, sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên để đưa tỉnh Lào Cai phát triển nhanh, bền vững; dân trí được nâng cao...

- An ninh chính trị luôn được giữ vững, người dân luôn chấp hành chủ trương chính sách pháp luật của của Đảng và Nhà nước.

6.2. Khó khăn

- Địa hình khá phức tạp, đồi núi chiếm tới 60% diện tích của tỉnh, nên khó khăn cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhất là áp dụng cơ giới hóa lâm nghiệp.

- Khí hậu phân hóa theo mùa hiện tượng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh.

- Là tỉnh vùng cao, biên giới, kinh tế chậm phát triển, nhiều thành phần dân tộc, trình độ học vấn còn thấp, dân cư phân bố rải rác.

- Kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn, chất lượng lao động thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu, nguồn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Lực lượng lao động trong vùng lớn nhưng sự phân bố lao động theo ngành nghề còn chênh lệch cao, lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, còn lại là công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các ngành khác.

- Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, điện nước mạng thông tin đã được đầu tư nhưng còn kém, tập trung tại các trung tâm hành chính và các cụm dân cư lớn, cần phải nâng cấp đầu tư đồng bộ.

Phần thứ tư: NỘI DUNG QUY HOẠCH BỔ SUNG TRỒNG CÂY CAO SU

------------------------------------------------------------

I. TÊN DỰ ÁN - CHỦ ĐẦU TƯ – PHẠM VI DỰ ÁN

1. Tên dự án: Dự án Quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 - 2020

2. Chủ quản đầu tư: UBND tỉnh Lào Cai

3. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai

4. Quy mô dự án: Dự án quy hoạch bổ sung trồng cây cao su giai đoạn 2010-2020 với quy mô 15.000 ha.

5. Địa điểm thực hiện dự án: Dự án được thực hiện trên 16 xã, phường thuộc 4 huyện và Thành phố của tỉnh Lào Cai.

II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1.Quan điểm

- Quy hoạch bổ sung vùng trồng cây cao su phải có bước đi phù hợp, có giải pháp đồng bộ, trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung đủ lớn, gắn với công nghiệp chế biến tạo ra sản phẩm hàng hóa xuất khẩu có sức cạnh tranh; phát triển cây cao su phải được sự đồng thuận của người dân.

- Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia phát triển cây cao su.

2. Mục tiêu

- Quy hoạch vùng trồng cây cao su trở thành cây xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu cho nhân dân các dân tộc vùng nông nghiệp nông thôn gắn với việc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ mội trường sinh thái trong khu vực.

- Góp phần cụ thể hóa Nghị quyết TW7 khóa X về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn để từng bước xóa đói, giảm nghèo, ổn định dân cư, giữ vững trật tự an ninh chính trị trên địa bàn và giữ vững chủ quyền quốc gia.

- Quy hoạch phát triển cây cao su gắn liền với sự phát triển kinh tế nông thôn mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH, thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương.

- Phát triển cây cao su nhằm mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng tạo sản phẩm hàng hoá ổn định, lâu dài, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.

- Cây cao su được xác định là cây đa mục đích, vừa là cây Công nghiệp vừa là cây có chức năng phòng hộ.

- Quy hoạch vùng trồng cao su tập trung với quy mô 15.000 ha cao su đứng trong giai đoạn 2010-2020

III. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH

1. Quy hoạch phát triển cao su phải trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu của thị trường. Khai thác, phát huy có hiệu quả lợi thế về đất đai, tự nhiên ở một số vùng để phát triển bền vững. Áp dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm cao su trên thị trường.

2. Phát triển cao su theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng. Trồng mới cao su trên diện tích chuyển đổi tối đa đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và đất rừng tự nhiên là rừng nghèo phù hợp với trồng cây cao su.

3. Phát triển cao su phải gắn vùng nguyên liệu với cơ sở công nghiệp chế biến và thị trường để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn.

4. Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của Nhà nước, để bảo đảm sản xuất cao su có hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.



Dựa trên 4 định hướng trên thì việc qui hoạch bổ sung vùng trồng cây cao su tỉnh Lào Cai theo lộ trình sau:

- Lập quy hoạch tổng thể vùng trồng cao su của tỉnh, trình Chính phủ đưa tỉnh Lào Cai vào vùng phát triển cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

- Lập quy hoạch chi tiết, xác định đúng quỹ đất có thể trồng cây cao su, xác định được vùng có quy mô tập trung, lựa chọn các tiểu vùng có điều kiện thích hợp để triển khai phát triển cao su đại điền, vùng tập trung làm hạt nhân đi trước để giúp đỡ cao su tiểu điền thông qua việc cung ứng vật tư, cung cấp giống cây chất lượng cao, đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Tiến tới phát triển vùng cao su tỉnh Lào Cai với quy mô tập trung 15.000 ha cây đứng (làm hạt nhân cho các tiểu điền xung quanh)

- Từng bước phát triển vùng trồng cao su phù hợp, trên cơ sở quỹ đất và kết quả đánh giá hiệu quả diện tích cao su được trồng trên địa bàn quy hoạch của giai đoạn 2010 - 2020 làm cơ sở phát triển ra các vùng lân cận trên địa bàn tỉnh.

- Chuyển đổi đất lâm nghiệp được quy hoạch là rừng sản xuất gồm: Đất trống chưa có rừng; rừng trồng kém hiệu quả, rừng tự nhiên nghèo kiệt phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây cao su.

IV. VÙNG QUY HOẠCH BỔ SUNG TRỒNG CAO SU

1. Ví trí vùng khảo sát quy hoạch bổ sung

Khu vực khảo sát quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su nằm trên địa bàn 16 xã, phường thuộc 4 huyện và 1 thành phố của tỉnh Lào Cai bao gồm:

+ Huyện Bát Xát: Bản Qua, Bản Vược, Cốc Mỳ;

+ Huyện Bảo Thắng: Bản Phiệt, Bản Cầm, Thái Niên, Phong Hải, Phong Niên;

+ Huyện Mường Khương: Thanh Bình;

+ Huyện Văn Bàn: Tân An, Tân Thượng, Võ Lao, Nậm Tha, Chiềng Ken;

+ Thành phố Lào Cai: Vạn Hòa, phường Phố Mới;

Khu vực khảo sát nằm dọc tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, phía hữu ngạn sông Hồng và sông Nậm Thi; có tọa độ địa lý từ 22009’ đến 22052’ vĩ độ bắc, từ 103031’ đến 104028 kinh độ đông.

Tổng diện tích tự nhiên khu vực quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su là: 17.664,3 ha; trong đó:



- Đất lâm nghiệp sản xuất: 14.467,4 ha;

+ Đất lâm nghiệp có rừng: 10.061,4 ha;

+ Đất lâm nghiệp chưa có rừng: 4.406,0 ha;

- Đất khác: 3.196,9 ha;

2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.



* Điều kiện tự nhiên: Khu vực khảo sát quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su có độ cao trung bình từ 200 - 300 m, nơi có độ cao lớn nhất < 600 m, nơi có độ cao thấp nhât > 100 m; đây là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm từ 25-30oC, ít có sương muối về mùa đông; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.800 mm, không bị ảnh hưởng của bão; Độ dốc bình quân từ 25 - 30 độ; Tầng đất dày tối thiểu 0,7 m; Độ sâu mực nước ngầm lớn hơn 1,2 m và không bị ngập úng khi có mưa; Thành phần cơ giới đất chủ yếu là thịt nhẹ đến thịt nặng, thoát nước tốt; Mức độ kết von, đá lẫn trong tầng đất canh tác nhỏ < 50%; đáp ứng đủ các điều kiện sinh lý của loài cây cao su.

Như vậy trên cơ sở về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, kết quả khảo sát và thực tiễn sản xuất có thể khẳng định trong vùng khảo sát quy hoạch vùng phát triển cây cao su của tỉnh Lào Cai có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để trồng cây cao su.



* Điều kiện kinh tế - xã hội: Vùng quy hoạch bổ sung có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi đáp ứng cơ bản các yêu cầu của quy hoạch phát triển vùng trồng cao su. Mật độ dân số trong vùng ở mức bình quân chung của cả tỉnh, lao động dồi dào chiếm đến trên 60% dân số và chủ yếu là lao động nông thôn.

3. Đối tượng đất khảo sát quy hoạch vùng trồng cây cao su

Được quy định tại Điều 4 Thông tư số 58/2009/TT -BNNPTNT ngày 09/9/2009 của Bộ Nông nghiệp &PTNT như sau:

* Các loại đất lâm nghiệp khi được quy hoạch chuyển sang trồng cao su phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định sau:

- Đất chưa có rừng nhưng được quy hoạch trồng rừng sản xuất.

- Đất có rừng trồng là rừng sản xuất.

- Đất có rừng tre nứa tự nhiên là rừng sản xuất.

- Đất có rừng gỗ tự nhiên là rừng sản xuất bao gồm: rừng gỗ nghèo, rừng phục hồi chưa có trữ lượng, rừng gỗ nghèo hỗn giao với tre nứa, cụ thể:

a) Rừng gỗ nghèo: có trữ lượng cây đứng bình quân theo lô từ 10 – 100 m3/ha

b) Rừng gỗ chưa có trữ lượng: rừng gỗ đường kính bình quân < 8 cm, trữ lượng cây đứng bình quân dưới 10 m3/ha.

c) Rừng gỗ nghèo hỗn giao với tre nứa: có trữ lượng gỗ cây đứng bình quân theo lô dưới 65 m3/ha.

4. Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với đất trồng cao su:

Được quy định tại Điều 3 Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 của Bộ Nông nghiệp &PTNT.

Đất thích hợp để trồng cao su phải nằm trong vùng khí hậu phù hợp đối với cây cao su và đảm bảo các tiêu chí dưới đây:

1. Nhiệt độ trung bình năm từ 25-30oC; không có sương muối về mùa đông; lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.500 mm; ít có bão mạnh trên cấp 8;

2. Độ cao dưới 700 mét (riêng miền núi phía bắc dưới 600 mét) so với mực nước biển (sau đây viết tắt là m);

3. Độ dốc dưới 30 độ;

4. Tầng đất dày tối thiểu 0,7 m;

5. Độ sâu mực nước ngầm lớn hơn 1,2 m và không bị ngập úng khi có mưa;

6. Thành phần cơ giới đất từ thịt nhẹ đến thịt nặng, thoát nước tốt;

7. Mức độ kết von, đá lẫn trong tầng đất canh tác < 50% ;

8. Hoá tính đất: hàm lượng mùn tầng đất mặt > 1,0 %, pHkcl: 4 - 6;

9.Vùng đất trồng cao su phải được thiết kế theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo điều kiện để thâm canh và chống xói mòn.

V. NỘI DUNG QUY HOẠCH BỔ SUNG VÙNG TRỒNG CAO SU

1. Kết quả rà soát hiện trạng đất quy hoạch bổ sung trồng cây cao su

- Qua kết quả điều tra, khảo sát diện tích đất tự nhiên; kinh tế xã hội kết hợp với các điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai thổ nhưỡng. Xem xét các dự án quy hoạch sử dụng đất cùng định hướng phát triển kinh tế của vùng dự án, của tỉnh, đảm bảo phát triển bền vững để chọn lựa quy hoạch bổ sung vùng trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Quy hoạch đất trồng cao su được khảo sát từ cơ sở các xã có sự tham gia của người dân, các chủ rừng có đất tham gia trồng cao su. Sau đó thống nhất với UBND xã có biên bản làm việc và đã được UBND huyện tổ chức hội nghị thống nhất số liệu gồm các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, các chủ rừng, Tổ phát triển cây cao su. Trong quá trình điều tra khảo sát thực địa xã Thanh Bình huyện Mường Khương không tham gia dự án trồng cao su. Do vậy số liệu hiện trạng được tổng hợp theo 3 huyện và thành phố cụ thể ở bảng sau:


Download 0,72 Mb.

Do'stlaringiz bilan baham:
1   2   3   4   5




Ma'lumotlar bazasi mualliflik huquqi bilan himoyalangan ©hozir.org 2024
ma'muriyatiga murojaat qiling

kiriting | ro'yxatdan o'tish
    Bosh sahifa
юртда тантана
Боғда битган
Бугун юртда
Эшитганлар жилманглар
Эшитмадим деманглар
битган бодомлар
Yangiariq tumani
qitish marakazi
Raqamli texnologiyalar
ilishida muhokamadan
tasdiqqa tavsiya
tavsiya etilgan
iqtisodiyot kafedrasi
steiermarkischen landesregierung
asarlaringizni yuboring
o'zingizning asarlaringizni
Iltimos faqat
faqat o'zingizning
steierm rkischen
landesregierung fachabteilung
rkischen landesregierung
hamshira loyihasi
loyihasi mavsum
faolyatining oqibatlari
asosiy adabiyotlar
fakulteti ahborot
ahborot havfsizligi
havfsizligi kafedrasi
fanidan bo’yicha
fakulteti iqtisodiyot
boshqaruv fakulteti
chiqarishda boshqaruv
ishlab chiqarishda
iqtisodiyot fakultet
multiservis tarmoqlari
fanidan asosiy
Uzbek fanidan
mavzulari potok
asosidagi multiservis
'aliyyil a'ziym
billahil 'aliyyil
illaa billahil
quvvata illaa
falah' deganida
Kompyuter savodxonligi
bo’yicha mustaqil
'alal falah'
Hayya 'alal
'alas soloh
Hayya 'alas
mavsum boyicha


yuklab olish