Đơn vị: Tr.đồng
TT
|
Hạng mục
|
Tổng vốn
|
Tỷ lệ %
|
Phân theo giai đoạn
|
2010-2015
|
2016-2020
|
|
TỔNG NHU CẦU VỐN
|
2.764.398
|
100,0
|
1.660.017
|
1.104.381
|
A
|
Chi phí sản xuất
|
2.664.480
|
96,4
|
1.600.016
|
1.064.464
|
1
|
Chi phí công lao động
|
747.754
|
27,0
|
449.025
|
298.729
|
2
|
Chi phí nguyên vật liệu
|
415.839
|
15,0
|
249.710
|
166.128
|
3
|
Chi phí khác
|
1.500.887
|
54,3
|
901.280
|
599.607
|
B
|
Vỗn hỗ trợ CĐMĐ sử dụng đất
|
99.918
|
3,6
|
60.001
|
39.917
|
(Chi tiết xem biểu 09/VĐT)
- Giai đoạn 2010 - 2015: Tổng vốn đầu tư 1.660.017 triệu đồng, bình quân 276.669,5 triệu đồng/năm.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Tổng vốn đầu tư 1.104.381 triệu đồng, bình quân 220.876,2 triệu đồng/năm.
3. Phân vốn đầu tư theo nguồn vốn và giai đoạn đầu tư.
Bảng 20: VỐN ĐẦU TƯ PHÂN THEO NGUỒN VỐN VÀ GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ
Đơn vị: Tr.đồng
Hạng mục
|
Tổng vốn
|
Phân theo giai đoạn
|
2010-2015
|
2016-2020
|
TỔNG NHU CẦU VỐN
|
2.764.398
|
1.660.017
|
1.104.381
|
1.Vốn ngân sách hỗ trợ CĐMĐ
|
99.918
|
60.001
|
39.917
|
2.Vốn tự có của DN và của dân
|
1.332.240
|
800.009
|
532.231
|
3. Vốn vay thương mại
|
1.332.240
|
800.009
|
532.231
|
Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 2.764.398 triệu đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách hỗ trợ: 99.917 triệu đồng;
- Vốn tự có của DN và vốn góp của dân 50%: 1.332.240 triệu đồng;
- Vốn vay từ ngân hàng thương mại 50%: 1.332.240
triệu đồng;
IX. HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
1. Hiệu quả kinh tế
- Dự kiến năng suất bình quân toàn chu kỳ là 1,5 tấn mủ khô/ha/năm. Với giá cao su ước tính khoảng 65 triệu đ/tấn mủ khô, khi toàn bộ diện tích cây cao su đi vào khai thác và năng suất ổn định, giá trị tổng sản lượng cao su sẽ đạt 29.225 tỷ đồng.
- Ngoài việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, việc trồng cao su còn đem lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp, địa phương và người dân trong vùng.
- Đối với các doanh nghiệp: Việc sử dụng đồng vốn đầu tư sẽ hiệu quả hơn, tận dụng được cơ sở hạ tầng và tiềm năng (đất đai, nhân công...) sẵn có của địa phương.
- Người dân tham gia trồng cao su sẽ có thu nhập ổn định, lâu dài góp phần xóa đói giảm nghèo.
2. Hiệu quả về xã hội:
- Những năm gần đây, nhờ những chính sách hợp lý và kịp thời của Đảng và Chính phủ, người dân đã biết làm chủ mảnh đất của mình, họ đã chủ động đầu tư vốn, sức lao động để sản xuất lâu dài và ổn định.
- Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su đưa vào thực thi là bài toán trồng cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân, góp phần đáng kể trong việc nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho người dân trên địa bàn.Góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới trên địa bản tỉnh Lào Cai.
- Việc xác định đúng định hướng phát triển cơ cấu cây trồng, vật nuôi,về hỗ trợ vốn… đã làm cho bộ mặt kinh tế của tỉnh có nhiều thay đổi, nếu như trước đây số lượng công lao động nhàn rỗi còn khá nhiều thì sau khi thực hiện chương trình trồng cây cao su phần nào giải quyết được những hạn chế này, Mô hình trồng rừng cao su sẽ thu hút được rất nhiều công lao động mà chủ yếu là nguồn lao động địa phương.
- Bằng các hoạt động xây dựng và phát triển rừng cao su, bình quân hàng năm thu hút khoảng 3.000 đến 4.000 lao động tại địa phương.
- Tăng thu nhập cho người lao động, tái sản xuất được thực hiện một cách có hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, nâng cao dân trí và rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và miền núi, vùng đồng bằng và đô thị.
3. Hiệu quả về môi trường:
- Dự án quy hoạch bổ sung trồng cao su trên địa bàn tỉnh Lào Cai thực hiện, diện tích rừng tăng lên đã góp phần nâng cao độ che phủ rừng, đảm bảo an ninh về môi trường, giảm nhẹ thiên tai, làm giảm xói mòn đất, điều hòa nguồn nước, giữ vững cân bằng sinh thái, góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội của người dân trồng cao su cũng như khu vực lân cận.
- Tạo ra môi trường cảnh quan đẹp, hấp dẫn du khách tham quan du lịch, góp phần tăng thêm thu nhập cho địa phương.
X. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
1. Những giả định
Dự án sẽ không đạt được hiệu quả như trên đây nếu như:
- Quỹ đất quy hoạch cho cây cao su ở các đơn vị và địa phương không đảm bảo đúng như đã hoạch định trong dự án.
- Nguồn vốn đầu tư cho các hạng mục công trình không đáp ứng đầy đủ và đúng tiến độ.
- Nhà nước không có chính sách hỗ trợ vốn, chính sách tiêu thụ sản phẩm mủ cao su cho người sản xuất.
2. Những rủi ro
Trong quá trình thực hiện dự án có thể gặp phải những rủi ro sau:
- Nguồn giống không được kiểm soát kỹ, chất lượng rừng không đạt yêu cầu dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
- Do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi, do giá cả thị trường biến động.
- Những yếu tố cực đoan của khí hậu như thời tiết khắc nghiệt, dịch sâu bệnh hại hoành hành sẽ làm giảm diện tích và chất lượng rừng.
- Để hạn chế những rủi ro trên, cần có sự can thiệp tích cực từ các cấp chính quyền, đồng thời cần phải tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, hạn chế thiệt hại do thời tiết cũng như các yếu tố cực đoan khác để có biện pháp ngăn ngừa kịp thời.
Phần thứ năm: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
------------------------------
1. Kết luận
- Xây dựng dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh vừa đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh vừa đáp ứng nhu cầu kinh doanh của các đơn vị và người dân trong vùng. Như vậy, phát triển cây cao su cùng một lúc đạt được 2 mục tiêu; thúc đẩy kinh tế ở tầm vĩ mô, đồng thời ổn định phát triển kinh tế của các đơn vị kinh doanh cũng như phát triển kinh tế của các nông hộ ở tầm vi mô một cách có hiệu quả.
- Khu vực quy hoạch là vùng đất giàu tiềm năng, có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái. Có điều kiện để phát triển một nền kinh tế toàn diện, trong đó có phát triển cây cao su.
- Là vùng sinh thái thích hợp cho cây cao su sinh trưởng và phát triển tốt.
- Các tiềm năng cơ bản làm nền tảng cho phát triển cây cao su rất dồi dào. Đó là tiềm năng về đất đai, khí hậu, sức lao động và thị trường ngày càng được mở rộng, các chính sách của nhà nước đang hoàn chỉnh dần để có thể hỗ trợ đắc lực cho người sản xuất.
- Những số liệu điều tra cơ bản để phục vụ cho công tác quy hoạch được thu thập từ cơ sở cùng với các tài liệu nghiên cứu về cây cao su của các nhà khoa học làm cơ sở cho việc quy hoạch và phát triển cây cao su phù hợp với điều kiện cụ thể của khu vực.
- Mục tiêu phát triển cây cao su được xác định trong dự án đạt được sẽ đem lại lợi ích to lớn trên nhiều lĩnh vực: Môi trường, kinh tế - xã hội, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo và góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ mà tỉnh đặt ra.
2. Kiến nghị
- Với đặc điểm là cây cao su có thời kỳ chăm sóc thiết kế cơ bản dài (7 năm, kể cả năm trồng), đề nghị nhà nước có cơ chế cho vay và thu hồi vốn thích hợp.
- Nhà nước tạo điều kiện về tiêu thụ sản phẩm qua các thị trường khác trên thế giới, bảo hiểm một phần rủi ro do thị trường biến động. Mở mang hệ thống giao thông nông thôn, thúc đẩy các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, xóa đói giảm nghèo.
- Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai được phê duyệt, để cây cao su phát triển đồng bộ, góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phòng hộ biên giới đề nghị Tỉnh Ủy có Nghị quyết chuyên đề về phát triển cây cao su.
- UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển cây cao su.
- Để đảm bảo cho việc quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh đạt kết quả cao, công tác giao khoán đất cần được hoàn thiện nhanh để các doanh nghiệp và nhân dân sớm xác định quyền sở hữu lâu dài, yên tâm sản xuất và bảo vệ sản xuất.
- Đề nghị Bộ NN&PTNT thẩm định quy hoạch, giúp tỉnh trình Chính Phủ đưa Lào Cai vào vùng quy hoạch trồng cây cao su các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Đề nghị UBND tỉnh Lào Cai xem xét phê duyệt Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, để các ngành và địa phương có cơ sở tổ chức thực hiện./.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Phần thứ nhất: CƠ SỞ LẬP DỰ ÁN 3
I. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ 3
1. Các văn bản của nhà nước 3
2. Các văn bản của địa phương 3
II. TIẾP CẬN XÂY DỰNG DỰ ÁN 4
III. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CAO SU TẠI LÀO CAI. 5
1.Về mặt khoa học 5
2.Về mặt thực tiễn 5
IV. TÀI LIỆU SỬ DỤNG 6
Phần thứ hai: TỔNG QUAN VỀ CÂY CAO SU 7
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY CAO SU 7
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU Ở TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI 8
1. Trên thế giới 8
2. Ở Việt Nam 9
III. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU TẠI CÁC TỈNH VÙNG NÚI PHÍA BẮC 11
IV. NHỮNG TIẾN BỘ TRONG SẢN XUẤT CỦA CÂY CAO SU VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA MỦ VÀ GỖ 11
1. Tiến bộ kỹ thuật 11
2. Giá trị kinh tế của mủ và gỗ cây cao su 12
Phần thứ ba: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 15
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 15
1. Vị trí địa lý 15
2. Địa hình, địa thế 15
3. Địa chất thổ nhưỡng 16
4. Khí hậu, thủy văn 17
4.1.Khí hậu 17
4.2. Thủy văn 17
5. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng 18
5.1. Hiện trạng sử dụng đất đai 18
5.2. Hiện trạng sử dụng đất Lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng 19
5.3. Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý 20
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 23
1. Dân số, dân tộc và lao động 23
1.1. Dân số, dân tộc 23
1.2. Lao động 23
2. Tình hình sản xuất và đời sống 23
2.1. Tăng trưởng kinh tế 23
2.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 24
2.3. Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp 25
2.4. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ 26
3. Thực trạng cơ sở hạ tầng 27
3.1. Hệ thống giao thông 27
3.2.Hệ thống điện 29
3.3. Hệ thống nước sinh hoạt 29
3.4. Hệ thống thủy lợi 29
4. Thực trạng văn hóa xã hội 30
4.1.Thông tin liên lạc 30
4.2.Giáo dục - đào tạo 30
4.3.Y tế 31
4.4.Văn hóa thể thao 31
5. Quốc phòng – An ninh và đối ngoại 31
6. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, KT-XH tác động đến dự án. 33
6.1. Thuận lợi 33
6.2. Khó khăn 33
Phần thứ tư: NỘI DUNG QUY HOẠCH BỔ SUNG TRỒNG CÂY CAO SU 35
I. TÊN DỰ ÁN - CHỦ ĐẦU TƯ – PHẠM VI DỰ ÁN 35
II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU 35
1.Quan điểm 35
2. Mục tiêu 35
III. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH 36
IV. VÙNG QUY HOẠCH BỔ SUNG TRỒNG CAO SU 37
1. Ví trí vùng khảo sát quy hoạch bổ sung 37
2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. 38
3. Đối tượng đất khảo sát quy hoạch vùng trồng cây cao su 38
4. Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với đất trồng cao su: 39
V. NỘI DUNG QUY HOẠCH BỔ SUNG VÙNG TRỒNG CAO SU 39
1. Kết quả rà soát hiện trạng đất quy hoạch bổ sung trồng cây cao su 39
2.Quy hoạch bổ sung trồng cây cao su 41
2.1. Quy hoạch bổ sung trồng cao su theo đơn vị hành chính 41
2.2. Quy hoạch bổ sung trồng cây cao su theo chủ quản lý 41
2.3. Quy hoạch bổ sung trồng cây cao su theo trạng thái 42
3.Quy hoạch tác nghiệp trồng cây cao su 43
VI. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CAO SU SAU BỔ SUNG 45
1. Diện tích phát cao su theo Quyết định số 634/UBND, ngày 18/3/2010 45
2. Diện tích phát triển cao su đứng sau quy hoạch bổ sung 46
3.Tiến độ thực hiện trồng cao su đứng sau bổ sung quy hoạch 46
4. Quy hoạch xây dựng vườn ươm 48
5. Quy hoạch xây dựng nhà máy chế biến 49
6. Dự kiến một số giống cao su trồng trong vùng quy hoạch bổ sung 50
7. Phương án tiêu thụ sản phẩm. 50
8. Chương trình dự án đầu tư trọng điểm 50
8.1. Dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu: 50
8.2. Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng 51
8.3. Dự án hỗ trợ kỹ thuật 52
VII. GIẢI PHÁP CƠ BẢN THỰC HIỆN QUY HOẠCH 52
1. Giải pháp về tổ chức thực hiện 52
1.1. Lực lượng tham gia 52
1.2. Hạng mục công việc 52
1.3. Tổ chức thực hiện. 53
2. Giải pháp giống và tuyển chọn giống 53
3. Giải pháp về vốn 53
4. Giải pháp về cơ chế chính sách 54
4.1. Chính sách về đất đai. 54
4.2. Chính sách hỗ trợ 54
5. Giải pháp về nguồn nhân lực 56
5.1.Nguồn nhân lực 56
5.2.Công tác đào tạo 56
6. Giải pháp về khoa học công nghệ 57
7. Giải pháp về bảo vệ môi trường 57
8. Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan liên quan 59
VIII. TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ 60
1. Nhu cầu vốn đầu tư 60
2. Vốn đầu tư phân theo giai đoạn 61
3. Phân vốn đầu tư theo nguồn vốn và giai đoạn đầu tư. 61
IX. HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 62
1. Hiệu quả kinh tế 62
2. Hiệu quả về xã hội: 62
3. Hiệu quả về môi trường: 63
X. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 63
1. Những giả định 63
2. Những rủi ro 63
Phần thứ năm: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
1. Kết luận 64
2. Kiến nghị 64
PHẦN PHỤ LỤC
Do'stlaringiz bilan baham: |