Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020


Bảng 9: HIỆN TRẠNG VÙNG KHẢO SÁT DỰ KIẾN QH BỔ SUNG



Download 0,72 Mb.
bet3/5
Sana25.06.2017
Hajmi0,72 Mb.
#15629
1   2   3   4   5

Bảng 9: HIỆN TRẠNG VÙNG KHẢO SÁT DỰ KIẾN QH BỔ SUNG

Đơn vị: Ha



TT

Vùng quy hoạch bổ sung

DT vùng QH

Đất phi NN

Đất sx nông nghiệp

Đất lâm nghiệp sản xuất

Tổng cộng

Đất có rừng

Đất chưa có rừng




Tổng cộng

17.664,3

837,5

2.359,4

14.467,4

10.061,4

4.406,0

1

Bát Xát

2.143,8

128,2

198,0

1.817,6

1.334,6

483,0

2

Bảo Thắng

6.039,4

272,2

650,3

5.116,9

4.235,8

881,1

3

Văn Bàn

7.585,0

317,0

1.458,4

5.809,6

2.854,0

2.955,6

4

TP. Lào Cai

1.896,1

120,1

52,7

1.723,3

1.637,0

86,3

(Chi tiết xem biểu 04, 05/HT)

Kết quả bảng trên cho thấy tổng diện tích khu vực khảo sát quy hoạch trồng cao su là: 17.664,3 ha; trong đó:

- Đất phi nông nghiệp:837,5 ha chiếm 4,7% tổng diện tích khu vực khảo sát quy hoạch bổ sung trồng cao su;

- Đất sản xuất nông nghiệp: 2.359,4 ha chiếm 13,4%;

- Đất Lâm nghiệp sản xuất: 14.467,4 ha chiếm 81,9%;

Nhận xét về vùng quy hoạch bổ sung trồng cây cao su:

- Diện tích đất quy hoạch cho trồng cây cao su thuộc đối tượng rừng sản xuất bao gồm: (Diện tích rừng phục hồi không còn khả năng phục hồi để trở thành rừng; rừng tre nứa, rừng trồng kém hiệu quả và diện tích đất chưa có rừng). Do vậy, việc cải tạo rừng bằng cách trồng rừng mới vừa có tác dụng phòng hộ môi trường vừa thu được hiệu quả kinh tế là một việc cần thực hiện.

- Diện tích quy hoạch bổ sung trồng cây cao su phù hợp với quy hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh mà không có sự chồng chéo với các loài cây trồng khác.

2.Quy hoạch bổ sung trồng cây cao su

2.1. Quy hoạch bổ sung trồng cao su theo đơn vị hành chính

- Sử dụng phương pháp thống kê tổng hợp, phân tích loại trừ những khu vực không đáp ứng yêu cầu của cây cao su, quy hoạch vùng cao su tập trung, liền khoảnh liền thửa đảm bảo đầu tư hiệu quả từ khâu trồng, chăm sóc và khai thác chế biến.

- Căn cứ vào các tiêu chí, đối đượng đất đai đủ điều kiện trồng cây cao su. Tổng diện tích đất quy hoạch bổ sung trồng cao su của tỉnh: 14.467,4 ha (bao gồm cả diện tích mở đường lô, đường vận chuyển, nhà máy và các công trình phụ trợ khác); trong đó, đất lâm nghiệp sản xuất 14.467,4 ha.

Bảng 10: DIỆN TÍCH VÙNG QUY HOẠCH BỔ SUNG

Đơn vị: ha



TT

Vùng QH bổ sung

Đất lâm nghiệp sản xuất

Cộng

Đất có rừng

Đất chưa có rừng




Tổng cộng

14.467,4

10.061,4

4.406,0

1

Bát Xát

1.817,6

1.334,6

483,0

2

Bảo Thắng

5.116,9

4.235,8

881,1

3

Văn Bàn

5.809,6

2.854,0

2.955,6

4

TP. Lào Cai

1.723,3

1.637,0

86,3

(Chi tiết xem biểu 01/QH)

2.2. Quy hoạch bổ sung trồng cây cao su theo chủ quản lý



Bảng 11: QUY HOẠCH BỔ SUNG TRỒNG CÂY CAO SU THEO C.QUẢN LÝ

Đơn vị: Ha



Vùng quy hoạch bổ sung

Tổng diện tích

Phân theo chủ quản lý

UBND

HGĐ

DNNN

BQL RỪNG PH

Tổng cộng

14.467,4

4.203,4

4.350,1

879,6

5.034,3

1.Bát Xát

1.817,6

33,4

861,9

-

922,3

2. Bảo Thắng

5.116,9

219,3

1.775,5

181,9

2.940,2

3. Văn Bàn

5.809,6

3.950,7

1.161,2

697,7

-

4.TP. Lào Cai

1.723,3

-

551,5

-

1.171,8

(Chi tiết xem phụ biểu 04/QH)

Kết quả bảng trên cho thấy: Tổng diện tích vùng quy hoạch bổ sung là 14.467,4 ha trong đó;

- UBND quản lý: 4.203,4 ha;

- Hộ gia đình: 4.350,1 ha;

- Doanh nghiệp nhà nước: 879,6 ha;

- BQL rừng phòng hộ: 5.034,3 ha (thuộc đối tượng rừng sản xuất do ban quản lý rừng phòng hộ quản lý)

2.3. Quy hoạch bổ sung trồng cây cao su theo trạng thái

Bảng 12: DIỆNTÍCH QHBS TRỒNG CAO SU PHÂN THEO TRẠNG THÁI

Đơn vị: Ha



TT

Loại đất, loại rừng

Tổng cộng

Cơ cấu (%)




Diện tích quy hoạch

14.467,4

100,0

A

Đất có rừng

10.061,4

69,5

I

Rừng tự nhiên

6.819,4

47,1

1

Rừng gỗ

3.595,7

24,9

-

Rừng nghèo

-

0,0

-

Rừng phục hồi

3.595,7

24,9

2

Rừng tre nứa

2.028,7

14,0

3

Rừng hỗn giao (G-N)

1.195,0

8,3

II

Rừng trồng

3.242,0

22,4

B

Đất chưa có rừng

4.406,0

30,5

1

Đất trống cỏ (Ia)

1.477,3

10,2

2

Đất trống cây bụi (Ib)

654,4

4,5

3

Đất trống cây gỗ rải rác (Ic)

2.274,3

15,7

(Chi tiết cụ thể xem biểu 02/QH)

3.Quy hoạch tác nghiệp trồng cây cao su

Từ những kết quả điều tra, đánh giá và phân tích ở phần trên cho thấy cây cao su là cây thích hợp với điều kiện tự nhiên và đất đai trong vùng quy hoạch.

a) Đối tượng đất trồng cao su

Những diện tích đất đã được nghiên cứu, phân tích lựa chọn phù hợp với các chỉ tiêu sinh thái của cây cao su. Ngoài ra, những diện tích này phải là rừng nghèo kiệt (IIIA1) không có khả năng phát triển thành rừng; rừng phục hồi (IIA, IIB) không đủ điều kiện về cây tái sinh; rừng tre nứa; rừng hỗn giao G-N; rừng trồng kém hiệu quả và diện tích đất trống đồi núi trọc (IA, IB, IC).



b) Khối lượng

Tổng diện tích quy hoạch cao su là 14.467,4 ha cụ thể như sau:



Bảng 13: DIỆN TÍCH PHÁT TRIỂN CAO SU VÙNG QUY HOẠCH BỔ SUNG

Đơn vị: Ha



Vùng quy hoạch bổ sung

Tổng diện tích

DT thực trồng 65%

Tỷ lệ %

Tổng cộng

14.467,4

9.403,8

100,0

1. Bát Xát

1.817,6

1.181,4

12,6

2. Bảo Thắng

5.116,9

3.326,0

35,4

3. Văn Bàn

5.809,6

3.776,2

40,2

4. TP. Lào Cai

1.723,3

1.120,1

11,9

(Chi tiết xem biểu 05/QH)

c)Biện pháp kỹ thuật

Áp dụng qui trình kỹ thuật trồng cao su vùng miền núi phía Bắc của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam ban hành năm 2010.



* Đối với trồng cây cao su:

Việc trồng cây cao su ở khu vực Tây Bắc phải đầu tư chi phí cao và tuân thủ quy trình kỹ thuật chăm sóc xây dựng vườn cây kết hợp với việc chọn giống cho phù hợp theo khuyến cáo, hướng dẫn của Ban kỹ thuật và Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam.



* Thời vụ trồng

Thời vụ trồng cao su thực hiện khi thời tiết thuận lợi và đất đạt độ ẩm cần thiết, có thể:

- Trồng stum từ 1 tháng 6 đến 15 tháng 7.

- Trồng bầu từ 15 tháng 5 đến 31 tháng 8.

Sau khi trồng 20 ngày, phải kiểm tra để tiến hành trồng dặm những cây chết và cây có mắt ghép chết, trồng dặm từ năm thứ nhất và hoàn chỉnh định hình vườn cây trong năm thứ 2, trồng dặm bằng cây con đúng giống đã trồng trên vườn cây. Số lượng cây giống trồng dặm so với số lượng cây trồng mới năm thứ nhất là 15% (Trồng bầu) và 25% (Trồng stum).

Do những năm đầu chưa cung cấp  được giống tại chỗ nên chủ yếu là trồng bằng stum để giảm khối lượng chuyên chở, khi đã sản xuất được giống tại chỗ  nên trồng bằng bầu sẽ đạt tỷ lệ sống cao hơn.



* Phương pháp trồng

- Trồng cây rễ trần và cây có bầu 2-3 tầng lá ổn định cho trồng dặm nhằm đảm bảo cây có tỷ lệ sống, độ cao đồng đều, cần tranh thủ trồng vào lúc thời tiết thuận lợi để đạt hiệu quả, cũng cần chú ý tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng và khâu bảo quản, vận chuyển cây gống tới địa điểm trồng.

- Đảm bảo chống xói mòn triệt để bằng biện pháp trồng theo đường đồng mức và tạo bậc thang có gờ ở rìa bậc thang để chống rửa trôi, duy trì thảm thực vật tự nhiên giữa hàng, từ gốc theo dải trên hàng, xây dựng các hố giữ màu. Trong thực tế thường trồng sâu (âm) theo đường đồng mức trước và trong 2 - 3 năm tiếp theo sẽ hoàn thiện việc xây dựng bậc thang trong quá trình chăm sóc bằng thủ công là chính. Việc trồng sâu (âm) để bảo đảm cây không lộ gốc khi xây dựng bậc thang về sau.

- Khoảng cách trồng 8 m x 2,5 m cho địa hình dốc ≥ 10o và mở rộng khoảng cách hàng để tạo điều kiện thoát khí lạnh dễ dàng trong mùa đông. Một số trường hợp dốc lớn có thể cần tăng khoảng cách hàng lên 9 – 10 m x 2 – 2,5 m, dốc dưới 10o có thể áp dụng khoảng cách 7 m x 2,5 m.

Loại hình cây non: cần sử dụng loại hình cây non có tầng lá để giúp vườn cây trồng mới phát triển nhanh hơn nhằm tăng cường khả năng chịu đựng tốt hơn vào mùa đông và giảm thiểu tối đa việc trồng dặm trên địa hình phức tạp.

* Mật  độ trồng.

 Đối với cây cao su, như đã nêu phần trên, đất dự kiến phát triển cao su chủ yếu ở hạng IIb và hạng III, mật độ trung bình 500 cây/ ha.

* Về kỹ thuật canh tác trên đất dốc:

Trước mắt để bảo đảm yêu cầu chống xói mòn đất việc khai hoang phải tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với vùng cao, xây dựng mương bờ chống xói mòn, khai hoang trên đường đồng mức, tạo đường bậc thang rộng từ 1,8 đến 2m và nghiêng vào bên trong từ 5 - 8o. Khoảng cách trồng 2,5 x 8m; từ năm 2010 trở đi các kỹ thuật canh tác trên đất dốc được thực hiện theo QTKT của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; chú ý đa dạng hóa giống cây trồng hơn nữa, tránh việc tập trung vào một vài giống để hạn chế bớt rủi ro trong điều kiện sinh thái đặc thù mà chưa có kết quả thực nghiệm đầy đủ.

- Tăng cường công tác thâm canh vườn cây theo hướng trồng bầu nhiều tầng lá, trồng và sử dụng cây phân xanh chống xói mòn, cải tạo đất. Bón phân thích hợp, hiệu quả, chống thất thoát, kết hợp hữu cơ và vô cơ, có thể sử dụng phân chậm tan.

- Xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác chống rét hại và xử lý nhanh hạn chế tác hại của rét cho cây cao su.

- Nghiên cứu cây trồng xen thích hợp bảo đảm yêu cầu chống xói mòn trên vùng đất dốc và mang lại thu nhập bảo đảm cuộc sống cho người trồng cao su trong thời kỳ KTCB.

VI. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CAO SU SAU BỔ SUNG

(Bao gồm cả diện tích phát triển cao su theo QĐ số 634/UBND và diện tích quy hoạch bổ sung trồng cao su)

1. Diện tích phát cao su theo Quyết định số 634/UBND, ngày 18/3/2010



Bảng 14: DIỆN TÍCH PHÁT TRIỂN CAO SU THEO QĐ SỐ 634/UBND

Đơn vị: Ha



Tên huyện

DT cây đứng

DT điều chỉnh

Tăng+; Giảm -

TỔNG CỘNG

7.483

7.249

-234

1.Bát Xát

4.420

4.186

-234

2.Bảo Thắng

2.176

2.176

-

3.Mường Khương

661

661

-

4.TP. Lào Cai

226

226

-

Kết quả bảng trên cho thấy diện tích điều chỉnh giảm 234,0 ha cây cao su đứng so với QĐ số 634/UBND, ngày 18/3/2010 tại huyện Bát Xát là do các nguyên nhân sau:

- Điều chỉnh giảm TK 83 thôn Châu Giàng nằm trong vùng quy hoạch mở rộng thị trấn Bát Xát đã được UBND tỉnh phê duyệt 263,0 ha tương ứng với 171,0 ha cây cao su đứng.

- Điều chỉnh giảm 97,0 ha tương ứng với 63,0 ha cây cao su đứng tại khu vực thao truờng của Ban chỉ huy Quân sự huyện Bát Xát.

2. Diện tích phát triển cao su đứng sau quy hoạch bổ sung



Bảng 15: DIỆN TÍCH PHÁT TRIỂN CAO SU SAU BỔ SUNG

Đơn vị: Ha



Vùng Quy hoạch

Tổng DT

Phân theo giai đoạn 2010-2020

Tăng +; Giảm -

Theo QĐ 634-UBND

QHBS

Tổng

16.652,8

7.249,0

9.403,8

9.403,8

1. Bát Xát

5.367,4

4.186,0

1.181,4

1.181,4

2. Bảo Thắng

5.502,0

2.176,0

3.326,0

3.326,0

3. Mường Khương

661,0

661,0




0,0

4. Văn Bàn

3.776,2




3.776,2

3.776,2

5. TP. Lào Cai

1.346,1

226,0

1.120,1

1.120,1

(Chi tiết xem biểu 06/QH)

3.Tiến độ thực hiện trồng cao su đứng sau bổ sung quy hoạch

Căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế của từng địa phương và được nhân dân đồng thuận để bố trí kế hoạch trồng cao su.

Với phương châm trồng tập trung đại điền để thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý bảo vệ vận chuyển và đầu tư xây dựng nhà máy chế biến và tiêu thụ sản phẩm; triển khai, thực hiện trồng cao su theo nguyên tắc dễ làm trước, khó làm sau được bố trí trong bảng phân kỳ thực hiện sau:



Bảng 16: PHÂN KỲ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN CAO SU SAU BỔ SUNG GIAI ĐOẠN 2010-2020, TỈNH LÀO CAI
Đơn vị: Ha

Huyện

Tổng DT QH cao su đứng

Phân kỳ thực hiện

Giai đoạn 2010-2015

Giai đoạn 2016-2020

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng cộng

16.652,8

165,5

850,0

2.068,0

2.258,5

2.443,1

2.215,0

1.345,8

1.303,3

1.350,3

1.183,0

1.470,5

1.Bát Xát

5.367,5

110,0

500,0

900,0

1.558,5

1.383,0

916,0

-

-

-

-

-

2.Bảo Thắng

5.502,0

55,5

350,0

700,0

700,0

908,1

564,0

550,0

620,5

860,7

193,2

-

3.Mường Khương

661,0

-

-

-

-

-

661,0

-

-

-

-

-

4.TP.Lào Cai

1.346,1

-

-

468,0

-

152,0

74,0

-

-

-

173,0

479,2

5.Văn Bàn

3.776,2

-

-

-

-

-

-

795,8

682,8

489,6

816,8

991,3

(Chi tiết cụ thể các xã xem biêủ 08/QH)
4. Quy hoạch xây dựng vườn ươm

- Mục tiêu: Căn cứ theo diện tích có thể phát triển cao su để bố trí quy hoạch vườn ươm. Thiết lập vườn ươm và vườn nhân giống ở nơi đất tốt, thành phần cơ giới nhẹ, bằng phẳng, không ngập úng, gần nguồn nước, có vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển cây giống tới nơi trồng mới. Vườn ươm cần được thiết kế và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật của ngành cao su Việt Nam.

- Qui mô: Để đáp ứng nhu cầu trồng cây cao su hàng năm cần phải đầu tư xây dựng hệ thống vườn ươm chính với diện tích 10 ha/vườn và vườn ươm tạm thời với diện tích 2ha/vườn.

- Nội dung thiết kế kỹ thuật: Tất cả các khâu canh tác cần tuân thủ theo Quy trình kỹ thuật cây cao su do Tổng Công ty Cao su (nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) ban hành ngày 01/07/2004.

- Nhu cầu cây con: Để đảm bảo trồng 16.652,8 ha cao su từ nay đến năm 2020 cần 9.159.046 cây giống. Cụ thể như sau:

* Giai đoạn 1: 12.876,6 ha x 550 cây/ha = 7.082.114 cây giống;

* Giai đoạn 2: 3.776,2 ha x 550 cây/ha = 2.076.932 cây giống;

- Số lượng vườn ươm cần thiết: Với công suất khoảng 1 triệu cây/năm (0,5 triệu cây/vườn). Để sản xuất khối lượng cây giống trên cần xây dựng 16 vườn ươm (3 vườn ươm chính và 13 vườn ươm tạm thời) tại các xã trên phạm vi các huyện sau:

+ Huyện Bát Xát: 6 vườn (1vườn ươm chính tại xã Bản Qua và 5 vươn tạm thời: A Mú Sung; Bản Vược; Cốc Mỳ; Cốc San; Trịnh Tường)

+ Huyện Bảo Thắng: 4 vườn (1 vườn ươm chính tại xã Bản Phiệt và 3 vườn ươm tạm thời tại xã Bản Cầm; Phong Hải; Thái Niên)

+ Huyện Mường Khương: 1 vườn ươm tạm thời tại xã Bản Lầu;

+ Huyện Văn Bàn: 4 vườn (1 vườn ươm chính tại xã Võ Lao và 3 vườn ươm tạm thời tại xã: Tân An; Nậm Tha; Chiềng Ken)

+ Thành phố Lào Cai: 1 vườn tại xã Vạn Hòa;

Bảng 17 : KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VƯỜN ƯƠM

Đơn vị: vườn



TT

Địa danh

Giai đoạn

Cộng

2010-2015

2016-2020




Cộng

16

12

4

1

Bát Xát

6

6




2

Bảo Thắng

4

4




3

Mường Khương

1

1




4

Văn Bàn

4




4

5

TP. Lào Cai

1

1




5. Quy hoạch xây dựng nhà máy chế biến

Căn cứ theo diện tích trồng mới hàng năm, dự kiến năng suất để có kế hoạch, chọn địa điểm xây dựng nhà máy chế biến và xử lý nước thải.

- Tiêu chuẩn chọn lựa quy hoạch nhà máy chế biến: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su: Xác định sản phẩm chủ yếu, quy mô công suất nhà máy chế biến, tiến độ xây dựng nhà máy, (điều kiện chọn lựa nhà máy chế biến: tách biệt với khu dân cư; có điều kiện về giao thông; nguồn cung cấp và thoát nước tốt; luôn đi kèm với nhà máy xử lý nước thải).

- Tổ chức việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cao su với tổ chức và người sản xuất, bảo đảm tiêu thụ hết sản phẩm với giá cả hai bên cùng có lợi.

- Xác định sản phẩm chủ yếu phù hợp với yêu cầu của thị trường, đầu tư nhà máy chế biến đảm bảo chế biến hết sản lượng khai thác.

- Để đảm bảo chất lượng mủ cao su có sức cạnh tranh trên thị trường đồng thời với việc trồng, chăm sóc cây cao su vùng nguyên liệu đảm bảo sản lượng mủ, ngay từ cuối kỳ qui hoạch giai đoạn I (từ năm 2010 đến năm 2015) ta phải tập trung đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tại các vùng nguyên liệu tập trung gần đường giao thông đảm bảo thuận tiện cho việc vận chuyển mủ về nhà máy và tiêu thụ sản phẩm sau chế biến.

- Xây dựng nhà máy chế biến nhựa mủ cao su:

+ Giai đoạn I: Xây dựng 2 nhà máy, địa điểm đặt nhà máy tại huyện Bát Xát và huyện Bảo Thắng.

+ Giai đoạn II: Xây dựng 1 nhà máy, địa điểm đặt nhà máy tại huyện Văn Bàn.

- Xây dựng Trung tâm nghiên cứu cây cao su cho vùng chịu lạnh: Trụ sở tại huyện Bát Xát (Dự kiến giai đoạn 2016 -2020)

- Xây dựng trạm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp: 01 trạm tại huyện Bát Xát (Dự kiến xây dựng giai đoạn 2016-2020)

6. Dự kiến một số giống cao su trồng trong vùng quy hoạch bổ sung

- Trước mắt, để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh căn cứ vào các cơ sở dữ liệu đã có đề xuất áp dụng cơ cấu giống tạm thời cho vùng miền núi phía Bắc như sau: RRIC 121, RRIM 600, IAN 873 (vùng thấp); hàng năm có thể đưa thêm giống mới vào trồng khi có đủ dữ liệu từ các thí nghiệm, vườn so sánh giống.

- Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam tiếp tục đầu tư các công trình nghiên cứu giống cho khu vực (hiện tại đã có công trình nghiên cứu do viện NCCS VN đang thực hiện từ 2008 – 2012), có kế hoạch xây dựng một chương trình nghiên cứu có hệ thống theo hướng chọn và nhân giống cao su có khả năng cho gỗ và mủ ở vùng núi phía Bắc.

- Riêng đối với các giống Trung Quốc YITC 77-2 và YITC 77 – 4, Tập đoàn tiếp tục theo dõi, thanh lọc và tuyển chọn được đúng giống trước khi trồng trên diện rộng trong những năm tới, nhất là các giống có khả năng chịu rét cao.

- Cần chú ý quản lý giống ngay từ nguồn cung cấp tránh tình trạng trồng giống không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng (giống không đúng với tên giống, nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn cấp giống, trồng lẫn giống). Chọn các đơn vị có thương hiệu làm giống của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, hạn chế giống của tư nhân vì khó kiểm soát chất lượng.

7. Phương án tiêu thụ sản phẩm.

- Công ty cổ phần Cao su Dầu Tiếng – Lào Cai có vai trò chủ đạo trong việc xây nhà máy chế biến mủ, có trách nhiệm ký hợp đồng thu mua tiêu thụ hết số lượng mủ cao su được sản xuất trên địa bàn tỉnh.

- Công ty cao su có trách nhiệm xây dựng thương hiệu, thị trường để tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất từ việc phát triển cây cao su.

8. Chương trình dự án đầu tư trọng điểm

8.1. Dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu:

- Lập dự án chi tiết phát triển vùng nguyên liệu.

- Đo đạc quy chủ, lập hồ sơ địa chính diện tích các loại đất bàn giao cho công ty.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Văn phòng, nhà làm việc, nhà trẻ, trường học trạm y tế, nhà văn hóa trên quy mô Công ty và các Nông trường.

8.2. Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng


Download 0,72 Mb.

Do'stlaringiz bilan baham:
1   2   3   4   5




Ma'lumotlar bazasi mualliflik huquqi bilan himoyalangan ©hozir.org 2024
ma'muriyatiga murojaat qiling

kiriting | ro'yxatdan o'tish
    Bosh sahifa
юртда тантана
Боғда битган
Бугун юртда
Эшитганлар жилманглар
Эшитмадим деманглар
битган бодомлар
Yangiariq tumani
qitish marakazi
Raqamli texnologiyalar
ilishida muhokamadan
tasdiqqa tavsiya
tavsiya etilgan
iqtisodiyot kafedrasi
steiermarkischen landesregierung
asarlaringizni yuboring
o'zingizning asarlaringizni
Iltimos faqat
faqat o'zingizning
steierm rkischen
landesregierung fachabteilung
rkischen landesregierung
hamshira loyihasi
loyihasi mavsum
faolyatining oqibatlari
asosiy adabiyotlar
fakulteti ahborot
ahborot havfsizligi
havfsizligi kafedrasi
fanidan bo’yicha
fakulteti iqtisodiyot
boshqaruv fakulteti
chiqarishda boshqaruv
ishlab chiqarishda
iqtisodiyot fakultet
multiservis tarmoqlari
fanidan asosiy
Uzbek fanidan
mavzulari potok
asosidagi multiservis
'aliyyil a'ziym
billahil 'aliyyil
illaa billahil
quvvata illaa
falah' deganida
Kompyuter savodxonligi
bo’yicha mustaqil
'alal falah'
Hayya 'alal
'alas soloh
Hayya 'alas
mavsum boyicha


yuklab olish