Dự án quy hoạch bổ sung vùng trồng cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010-2020


Nâng cấp và mở đường vận xuất vận chuyển



Download 0,72 Mb.
bet4/5
Sana25.06.2017
Hajmi0,72 Mb.
#15629
1   2   3   4   5

8.2.1. Nâng cấp và mở đường vận xuất vận chuyển.


Để vận chuyển cây con vào trồng tại các hiện trường và đưa lượng mủ cao su đến năm khai thác về nhà máy cần đầu tư cải tạo một số tuyến đường sau:

- Nâng cấp các tuyến đường hiện có: 40 km

+ Tuyến: Thị trấn Khánh Yên – Chiềng Ken- Nậm Tha (Văn Bàn) dài 40 km

8.2.2. Hệ thống phòng chống cháy rừng, quản lý bảo vệ rừng.

a) Xây dựng đường băng cản lửa

- Tất cả những lô rừng trồng cao su ngay từ khi thiết kế, nhất thiết phải thiết kế, thi công ngay hệ thống đường trắng hoặc băng xanh.

Nếu độ dốc > 200 thì không được làm băng trắng mà phải trồng ngay cây xanh trên băng cùng với việc trồng cao su ngay năm đó.

- Băng trắng có bề rộng tối thiểu 10 - 16 m. Khi xây dựng băng trắng phải xử lý thực bì, phơi khô, vun thành dải cách bìa rừng từ 5 - 8 m, đốt vào đầu mùa khô.

- Chọn cây trồng làm băng cản lửa phải là cây có sức chống chịu lửa giỏi, cây chứa nhiều nước, có khả năng chịu nhiệt độ cao, vỏ dày, không rụng lá trong mùa khô. Cây có sức tái sinh hạt và chồi mạnh, sinh trưởng và phát triển mạnh. Cây trồng trên băng không có cùng loài sâu bệnh hại với cây cao su.

- Dự kiến khối lượng đường băng cản lửa cần xây dựng là: 233 km.



b) Xây dựng trạm quản lý và chòi canh lửa rừng

- Ở những nơi có diện tích trồng cao su tập trung cần phải kết hợp với các trạm sẵn có và xây dựng các trạm quản lý bảo vệ rừng.

- Vị trí chòi canh phải đặt ở những nơi có tầm nhìn xa nhất, để dễ dàng phát hiện các đám khói hoặc lửa bốc lên, dự đoán được mức độ cháy to hoặc nhỏ để huy động kịp thời lực lượng đến dập tắt lửa rừng… Chòi canh phải có chiều cao cao hơn chiều cao của rừng bao gồm: chòi chính đặt ở vị trí trung tâm của vùng dễ cháy, có tầm nhìn xa từ 10 - 15 km làm bằng nguyên liệu bền chắc, chòi phụ được bố trí trong toàn bộ hệ thống chòi canh, có tầm nhìn xa từ 3 - 5 km. Chòi chính và chòi phụ được bố trí theo lưới tam giác, chòi chính đặt ở trung tâm.

Dự kiến khối lượng chòi canh cần xây dựng là 6 chòi chính.



c) Phòng trừ sâu bệnh hại

Rừng trồng cao su trên quy mô lớn và khi cây cao su trưởng thành thường có sâu phá hoại. Do đó, để làm tốt công tác phòng chống sâu bệnh hại kịp thời, có hiệu quả cần phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá phát hiện kịp thời tình hình sâu bệnh hại để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

8.3. Dự án hỗ trợ kỹ thuật

- Nâng cao năng lực, tay nghề cho người lao động trong trồng, chăm sóc và khai thác nhựa mủ, gỗ cây cao su bằng việc mở các lớp tập huấn tại chỗ cho người lao động.

- Các dự án khuyến nông, khuyến lâm nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân về giá trị kinh tế của cây cao su, giúp người lao động nắm rõ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác nhựa mủ; và tiếp cận được những tiến bộ khoa học về cao su.

VII. GIẢI PHÁP CƠ BẢN THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về tổ chức thực hiện

1.1. Lực lượng tham gia

- Công ty cổ phần Cao su Dầu Tiếng - Lào Cai là đơn vị chủ lực thực hiện.

- Các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Các Hợp tác xã, các hộ gia đình, cá nhân.

1.2. Hạng mục công việc

- Xây dựng dự án khả thi phát triển cây cao su cho từng đơn vị quản lý.

- Tổ chức quản lý bảo vệ rừng, thiết kế và trồng rừng cao su.

- Cung ứng các dịch vụ giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc phòng cháy chữa cháy và phòng trừ sâu bệnh hại.

- Tổ chức khai thác thu mua và chế biến mủ cao su.

1.3. Tổ chức thực hiện.

- Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt hàng năm các tổ chức, cá nhân đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư lập kế hoạch khai hoang, làm đất trồng cao su gửi về UBND huyện tổng hợp báo cáo UBND tỉnh qua cơ quan thường trực để đăng ký.

- UBND tỉnh giao kế hoạch chuyển đổi đất sang trồng cao su từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm cho các công ty và các địa phương tổ chức thực hiện.

2. Giải pháp giống và tuyển chọn giống

- Đầu tư kinh phí cho các dự án nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo và nhập nội các giống cao su có năng suất, chất lượng cao, cung ứng đủ giống đầu dòng cho các vườn ươm phục vụ nhu cầu sản xuất.

- Căn cứ vào khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn và các cơ quan nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp chủ động lựa chọn giống cho phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Đồng thời, doanh nghiệp chủ động sản xuất giống đảm bảo chất lượng, kịp thời vụ phục vụ cho sản xuất đúng tiến độ kế hoạch.

- Cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn phối hợp để kiểm tra chất lượng nguồn gốc giống trước khi đưa ra sản xuất phục vụ cho công tác theo dõi bảo vệ cây trồng.

3. Giải pháp về vốn

Dự án quy hoạch bổ sung trồng cao su trên địa bàn tỉnh Lào Cai được thực hiện thông qua một số nguồn vốn sau:

+ Đối với công ty cổ phần: Huy động các nguồn lực của các doanh nghiệp và các hộ gia đình cá nhân tham gia trong đó nguồn lực chủ yếu là nguồn lực của công ty Cổ phần Cao Su Dầu Tiếng – Lào Cai.

+ Đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình: Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tự nguyện tham gia góp đất, được ghi nhận giá trị vốn góp vào các Công ty cao su, thời gian ký hợp đồng góp đất với Công ty cao su: 30 năm kể từ ngày ký; sau thời hạn trên chủ sử dụng đất có quyền tiếp tục hoặc không tiếp tục góp đất trồng cây cao su.

4. Giải pháp về cơ chế chính sách

4.1. Chính sách về đất đai.

Trên cơ sở dự án quy hoạch trồng cao su đã được phê duyệt, các địa phương cần dựa vào quỹ đất đã được quy hoạch cho lâm nghiệp để thực hiện các công việc sau:

- Cân đối lại quỹ đất trên từng địa bàn cụ thể để có kế hoạch giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ổn định lâu dài cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.

- Trong quá trình triển khai thực hiện cần tiến hành đo đạc quy chủ, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn từng xã, phường. Xác định rõ thực trạng sử dụng đất để có giải pháp cụ thể. Đối với những trường hợp đất của người dân sử dụng ổn định trước ngày luật đất đai năm 2003 có hiệu lực mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có tranh chấp thì được xem xét cấp mới giấy CN QSDĐ làm căn cứ để góp vốn. Đối với những diện tích của hộ gia đình có biến động thì đo vẽ lại cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Đối với diện tích đất của Tổ chức nhà nước quản lý (BQL rừng PH, Nông lâm trường, UBND xã) nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây cao su thì thu hồi chuyển đổi đất sang trồng cao su; tiến hành làm các thủ tục cho Công ty cao su thuê đất.

- Cần để lại một quỹ đất nhất định để giao đất cho các hộ gia đình khi dân số gia tăng nhằm đảm bảo an sinh xã hội.

4.2. Chính sách hỗ trợ

- Các Công ty cao su thực hiện dự án phát triển cây cao su theo quy hoạch của tỉnh Lào Cai được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi theo quy định hiện hành.

- Hỗ trợ 01 lần cho các tổ chức, HGĐ, cá nhân có đất chuyển sang trồng cây cao su, cụ thể:

+ Mức hỗ trợ tối đa 6 triệu đồng/01ha đối với diện tích đất trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.

Quy mô diện tích tập trung tối thiểu 0,3 ha trở lên;


  • Mật độ trên 500 cây/01ha rải đều trên toàn bộ diện tích, được hỗ trợ 6 triệu đồng/01ha;

  • Mật độ từ 400 đến 500 cây/01ha, được hỗ trợ 05 triệu đồng/01ha;

  • Mật độ từ 300 đến dưới 400 cây/01ha, được hỗ trợ 04 triệu đồng/01ha;

  • Mật độ từ 200 đến dưới 300 cây/01ha, được hỗ trợ 03 triệu đồng/01ha;

  • Trường hợp mật độ dưới 200 cây/01ha không được hỗ trợ.

+ Mức hỗ trợ 3 triệu đồng/01ha đối với diện tích đất trồng cây hàng năm đang canh tác.

+ Mức hỗ trợ tối đa 4 triệu đồng/01ha rừng trồng sản xuất.



  • Rừng trồng có trữ lượng được hỗ trợ 4 triệu đồng/01ha;

  • Đất có rừng tự nhiên có trữ lượng lớn hơn rừng gỗ nghèo, rừng gỗ nghèo hỗn giao với tre nứa được hỗ trợ 4 triệu đồng/01ha;

  • Rừng trồng chưa có trữ lượng được hỗ trợ 3 triệu đồng/01ha;

  • Đất có rừng gỗ tự nhiên trữ lượng gỗ nghèo, là rừng sản xuất: 3 triệu đồng/01ha;

  • Đất có rừng gỗ nghèo hỗn giao với tre, nứa được hỗ trợ: 3 triệu đồng/01ha;

  • Đất có rừng tre, nứa tự nhiên là rừng sản xuất, được hỗ trợ: 2 triệu đồng/01ha;

  • Đất có rừng gỗ tự nhiên chưa có trữ lượng được hỗ trợ: 2 triệu đồng/01ha;

- Hỗ trợ sản xuất: Hỗ trợ 100% giống cây họ đậu, phân bón hóa học theo quy trình kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và PTNT trên diện tích đất trồng cây cao su trong thời gian hai năm đầu để trồng xen cây ngắn ngày trong thời kỳ kiến thiết cơ bản trồng cây cao su.

- Hỗ trợ di chuyển nhà ở trong vùng phát triển cây cao su: HGĐ, cá nhân có nhà ở (không phải là lán trại) tự nguyện di chuyển nhà ở để tạo phần đất tham gia trồng cây cao su được hỗ trợ 10 triệu đồng/01hộ sau khi đã di chuyển được chính quyền UBND xã xác nhận.

5. Giải pháp về nguồn nhân lực

5.1.Nguồn nhân lực

- Để đáp ứng nhiệm vụ trồng mới 15.568,7 ha rừng cao su cần ưu tiên lực lượng lao động tại chỗ và lao động thủ công tham gia vào các hoạt động xây dựng và phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh.

- Tuyển dụng lao động trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi, ưu tiên tuyển dụng lao động của những hộ gia đình tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty cao su, sau đó đến lao động tại địa phương; đối với hộ gia định có góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào Công ty cao su nhưng đã quá tuổi lao động thì được công ty giao cho nhận khoán vườn cây để chăm sóc, bảo vệ hàng tháng hưởng tiền công và các chế độ an sinh xã hội khác nếu có. Việc tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động theo thoả thuận giữa các bên song phải đảm bảo tối thiểu theo luật lao động và các luật khác có liên quan.

- Các công ty Cao su có trách nhiệm xây dựng đề án lao động và đào tạo nguồn nhân lực cho việc phát triển cây Cao su trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Dự trù nhu cầu lao động trong giai đoạn 2010 - 2020 cần khoảng 30.000-40.000 lao động địa phương tham gia trồng cao su.

Ngoài ra người lao động sẽ được tập huấn nghiệp vụ và đào tạo tay nghề tại chỗ hoặc Công ty sẽ liên kết cùng các cơ sở đào tạo khác để đào tạo tay nghề cho công nhân đối với một số ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật cao.

5.2.Công tác đào tạo

Đối với lao động trực tiếp, tập trung nâng cao trình độ học vấn và tay nghề kỹ thuật cho công nhân, nông dân trồng cao su, đặc biệt đối với công nhân là người dân tộc thiểu số nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động.

6. Giải pháp về khoa học công nghệ

Đầu tư kinh phí cho các dự án nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo và nhập nội các giống cao su có năng suất, chất lượng cao, cung ứng đủ giống đầu dòng cho các vườn ươm phục vụ yêu cầu sản xuất.

- Nghiên cứu cải thiện giống cây cao su, áp dụng các tiến bộ khoa học về công nghệ sinh học để tạo giống cao su bằng phương pháp mô, hom.

- Xây dựng và hoàn thiện quy trình gây trồng rừng cao su nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế biến mủ cao su nhằm nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa các sản phẩm từ mủ cao su.

7. Giải pháp về bảo vệ môi trường

Quy hoạch bổ sung trồng cao su sẽ góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao độ che phủ rừng, cải thiện môi trường sinh thái hạn chế rửa trôi, xói mòn suy thoái đất, hạn chế nguy cơ và thiệt hại do mưa lũ gây ra. Tuy nhiên việc hình thành vùng chuyên canh cây cao su cũng có ảnh hưởng khác về môi trường:

- Việc phát triển cao su ở những vùng có độ dốc khá cao, nếu không có những biện pháp kỹ thuật hợp lý, việc xói mòn, rửa trôi đất là điều không thể tránh khỏi. Việc xói mòn rửa trôi làm tài nguyên đất bị suy thoái, đất dễ bị sạt lở nhất là về mùa mưa, lớp đất màu bị cuốn trôi theo địa hình, khe rãnh chảy ra sông suối làm cho nguồn nước bị đục, gây ô nhiễm môi trường nước.

- Trong quá trình sinh trưởng của vườn cây, sâu bệnh phát triển dẫn đến cây sinh trưởng yếu, năng suất kém hoặc có thể chết nếu không điều trị kịp thời, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong không khí, trong đất và nước ảnh hưởng đến môi trường sống của các loại động thực vật khác.

- Hiện tượng cháy vườn cây, nhất là vào mùa khô. Ngoài thiệt hại về kinh tế còn ảnh hưởng đến độ che phủ rừng, gây xói mòn đất.

- Việc phát triển vùng chuyên canh cây cao su sẽ hình thành các điểm dân cư tập trung, cần chú ý vấn đề nguồn nước, vệ sinh công cộng, rác thải sinh hoạt.

- Từ những tác động ảnh hưởng đến môi trường, sẽ có những biện pháp khắc phục như sau:

+ Đối với nơi đất có độ dốc cao, việc làm đất phải tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật phù hợp như đã nêu trên, đối với đất dốc < 8% có thể trồng xen cây lương thực hoặc cây họ đậu vừa hạn chế xói mòn vừa cải tạo đất.

+ Các loại sâu bệnh của cây cao su, triệu chứng và cách phòng trị theo các thuốc bảo vệ thực vật được quy định theo quy trình kỹ thuật cây cao su. Đối với các loại thuốc mới chưa nêu trong quy trình chỉ được sử dụng khi được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho phép.

- Tất cả các thuốc bảo vệ đều có thể gây độc với con người và môi trường, phải tuân thủ đúng những quy định về sử dụng, bảo quản, cần chú ý những điểm sau:

+ Phải trang bị bảo hộ lao động khi pha chế và phun thuốc, thời gian tiếp xúc với thuốc không quá 6 giờ/ngày, sau khi phun thuốc quần áo phải được giặt sạch.

+ Không sử dụng bình phun thuốc bị rò rỉ, rửa sạch bình sau khi phun và không đổ xuống ao, hồ hoặc nơi chăn thả gia súc.

+ Không phun ngược chiều gió và tránh để thuốc tiếp xúc với cơ thể.

+ Không sử dụng bao bì đựng thuốc vào bất kỳ mục đích nào khác.

+ Thuốc phải có nhãn hiệu rõ ràng.

+ Các loại thuốc phải xếp theo đối tượng phòng trị và có tên riêng, không để thuốc lẫn với phân bón.

+ Kho thuốc đặt xa khu dân cư, nguồn nước, thực phẩm, gia súc. Kho cần xây dựng bằng vật liệu khó cháy, không bị ngập úng. Trong kho phải có phương tiện phòng cháy, phòng độc và cấp cứu.

+ Cán bộ bảo vệ thực vật phải nắm vững các triệu chứng và cách phòng trị các bệnh hại chính, dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trị kịp thời.

- Các công ty, nông trường đội sản xuất và các điểm dân cư tập trung cần chú ý đến vấn đề đầu tư nguồn cung cấp nước sạch, để bảo đảm chất lượng cho nhu cầu sinh hoạt, nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn, trang bị những dụng cụ đựng rác và có những bãi rác tập trung cho khu vực, tránh tình trạng vứt bừa bãi.

- Đối với nhà máy chế biến, chú ý trong khâu thiết kế nhà máy phải thông thoáng, đầu tư nguồn cung cấp nước và các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, hệ thồng xử lý nước phải bảo đảm tiêu chuẩn quy định về chất lượng nước thải sau khi xử lý, trang bị bảo hộ cho công nhân…

- Tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, công nhân về ý thức bảo vệ môi trường.

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân.

Trên đây là những điểm chính về ảnh hưởng tác động đến môi trường khi phát triển hình thành vùng trồng cao su và những giải pháp sơ bộ về bảo vệ môi trường. Khi xác định được quy mô trồng cao su cụ thể cần thiết lập báo cáo tác động môi trường cùng với việc lập dự án đầu tư, đối với nhà máy chế biến sẽ có báo cáo tác động môi trường và dự án về xử lý nước thải khi xây dựng nhà máy.

8. Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan liên quan

Để việc trồng cây su được thuận lợi, đạt kết quả tốt, cần có sự liên kết của nhiều đơn vị, tổ chức, xã hội bao gồm:

- Nhà nước: Chính quyền các cấp, các sở, phòng ban chức năng, tùy theo chức năng và nhiệm vụ của mình góp phần đôn đốc và giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện

- Doanh nghiệp: Cụ thể là Công ty cổ phần Cao su Lào Cai và các đơn vị, hộ gia đình tham gia góp đất, các bộ phận chức năng liên quan, cần phải có các hợp đồng, hoặc văn bản nhằm ràng buộc giữa các bên.

- Nhà khoa học: Khuyến khích tạo mọi điều kiện để các nhà khoa học tham gia vào chương trình phát triển cao su nhằm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

- Công nhân (Một số là cổ đông của Công ty): Là những người trực tiếp thực hiện dự án phát triển cao su; tự nhận thức được về cơ hội để thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến tới cuộc sống ổn định khi tham gia làm công nhân cho công ty cao su.

VIII. TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ

1. Nhu cầu vốn đầu tư

- Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật trồng rừng cao su.

- Căn cứ vào suất đầu tư các khâu lâm sinh đối với cây cao su mà các địa phương trong vùng đang áp dụng.

- Nguồn vốn đầu tư: Cơ cấu vốn gồm vốn của các tổ chức tập thể (tập đoàn) và vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất, vốn vay…

- Căn cứ định mức đầu tư chăm sóc của ngành cao su, giá nhân công; vật liệu thực tế thời điểm xây dựng dự án. Đề xuất vốn đầu tư cho 01ha cao su kể cả xây dựng cơ bản là: 166.000.000đ/ha được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 18: KHÁI TOÁN NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

Đơn vị: Tr.đồng



TT

HẠNG MỤC

Tổng vốn

Tỷ lệ %




TỔNG NHU CẦU VỐN

2.764.398

100,0

A

Chi phí sản xuất

2.664.480

96,4

1

Chi phí công lao động

747.754

27,0

2

Chi phí nguyên vật liệu

415.839

15,0

3

Chi phí khác

1.500.887

54,3

B

Vỗn hỗ trợ CĐMĐ sử dụng đất

99.918

3,6

(Chi tiết xem biểu 09/VĐT)

* Tổng vốn đầu tư xây dựng vùng trồng cao su: 2.764.398 triệu đồng bao gồm:

- Đầu tư chi phí sản xuất 2.664.480 tr.đồng;

+ Chi phí công lao động (Trồng, chăm sóc): 747.754 tr.đồng;

+ Chi phí nguyên vật liệu: 415.839 tr.đồng;

+ Chi phí khác (Cơ sở hạ tầng, quản lý) 1.500.887 tr.đồng;

- Vốn hỗ trợ chuyển đổi mục đích sử dụng đất: 99.918 tr.đồng;

2. Vốn đầu tư phân theo giai đoạn



Bảng 19: TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ THEO HẠNG MỤC VÀ GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ

Download 0,72 Mb.

Do'stlaringiz bilan baham:
1   2   3   4   5




Ma'lumotlar bazasi mualliflik huquqi bilan himoyalangan ©hozir.org 2024
ma'muriyatiga murojaat qiling

kiriting | ro'yxatdan o'tish
    Bosh sahifa
юртда тантана
Боғда битган
Бугун юртда
Эшитганлар жилманглар
Эшитмадим деманглар
битган бодомлар
Yangiariq tumani
qitish marakazi
Raqamli texnologiyalar
ilishida muhokamadan
tasdiqqa tavsiya
tavsiya etilgan
iqtisodiyot kafedrasi
steiermarkischen landesregierung
asarlaringizni yuboring
o'zingizning asarlaringizni
Iltimos faqat
faqat o'zingizning
steierm rkischen
landesregierung fachabteilung
rkischen landesregierung
hamshira loyihasi
loyihasi mavsum
faolyatining oqibatlari
asosiy adabiyotlar
fakulteti ahborot
ahborot havfsizligi
havfsizligi kafedrasi
fanidan bo’yicha
fakulteti iqtisodiyot
boshqaruv fakulteti
chiqarishda boshqaruv
ishlab chiqarishda
iqtisodiyot fakultet
multiservis tarmoqlari
fanidan asosiy
Uzbek fanidan
mavzulari potok
asosidagi multiservis
'aliyyil a'ziym
billahil 'aliyyil
illaa billahil
quvvata illaa
falah' deganida
Kompyuter savodxonligi
bo’yicha mustaqil
'alal falah'
Hayya 'alal
'alas soloh
Hayya 'alas
mavsum boyicha


yuklab olish